Quả thật thời điểm cuối năm các doanh nghiệp chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh cho năm sau. Vụ kế hoạch này lúc trước cũng đã thực hiện nhiều lần. Nhưng vô tình đọc bài này của Ms. Thủy thấy cũng khá hay và ngắn gọn nên chia sẻ đến mọi người. Cảm ơn Ms. Thủy.
…
Cuối năm, các doanh nghiệp bắt đầu rụt rịt lập kế hoạch cho năm tiếp theo. Các trưởng phòng lại ý ới gọi hỏi xin nhau mẫu kế hoạch. Có người còn xách cả laptop tới tận nhà chuyên gia xin chỉ giáo. (Mặc dù khoá học “Kỹ năng lập kế hoạch” chiêu sinh mãi vẫn không ai thèm học). Câu đầu tiên tôi thường hỏi các bạn: “Mục tiêu của công ty đâu?”. Và câu trả lời luôn làm tôi choáng hoặc quá choáng.
Đây là một trong số những mục tiêu ấy:
– Tăng doanh số 50% so với năm 2011
– Tăng năng suất 50% so với năm 2011
– Giảm chi phí hành chính 20% so với năm 2011
– Giữ nguyên chi phí nhân sự
……
Cô trưởng phòng hành chánh nhân sự trình bày mục tiêu công ty rồi hỏi tôi: “Em phải lập kế hoạch thế nào?” Tôi lại hỏi: “chi phí hành chính & nhân sự năm 2011 là bao nhiêu? Tại sao phải cắt giảm?” Cô thỏ thẻ: “Em cũng không biết. Chi phí hành chính phòng kế toán quản lý. Lương nhiều vị trí do CEO thương lượng & trả trực tiếp, em không nắm”.
Thú thật, nếu là tôi nhận được những mục tiêu này thì tôi cũng sẽ không biết phải lập kế hoạch thế nào chứ đừng nói cô trưởng phòng nọ trong hoàn cảnh mù tịt thông tin. Vì vậy, xin các bạn, nhất là các vị CEO lưu ý một số yêu cầu khi lập kế hoạch để kế hoạch khả thi.
Quy trình lập kế hoạch:
Từ quy trình trên, chắc chắn bạn cũng nhận ra, bạn thường không thực hiện đủ các bước cần thiết.
Bước đầu tiên & quan trọng nhất thường bị bỏ qua hoặc làm qua loa. Bạn cần có đủ thông tin để phân tích SWOT, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trước khi quyết định sẽ làm gì. Nếu không, bạn sẽ đâm đầu vào ngõ cụt mà không hay biết.
Bước thứ hai: Xác định mục tiêu cũng thường bị thực hiện một cách rất chung chung như ví dụ vừa nêu trên. Một mục tiêu chỉ có thể xem là tốt & có hy vọng thực hiện thành công khi và chỉ khi nó đáp ứng đủ năm yêu cầu SMART.
Dưới đây là ví dụ một mục tiêu về doanh số:
1) Doanh số (ĐVT: tỉ đồng)
Doanh nghiệp 10
Siêu thị 2
Đại lý 8
2) Phát triển khách hàng mới (ĐVT: cái)
Doanh nghiệp: 5
Đại lý: 8
3) Triển khai chương trình khuyên mãi của công ty
Thời hạn hoàn thành:
Đợt 1: 31/3 Đợt 2: 1/11
Có được mục tiêu cụ thể, rõ ràng như vậy thì may ra nhân viên mới biết đường lập phương án & kế hoạch thực thi.
Một lưu ý không nhỏ dành cho các CEO là: bạn nên nhớ, việc xác định mục tiêu & chiến lược kinh doanh là của bạn chứ không phải của các trưởng bộ phận. Và mục tiêu của các bộ phận phải nằm trong mục tiêu của doanh nghiệp, tức là cùng hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nếu bạn đẩy trách nhiệm xác định mục tiêu và chiến lược cho họ, bạn sẽ thấy mục tiêu nào cũng hay & đáng để thực hiện nhưng cuối cùng, không mục tiêu nào “ăn” với mục tiêu nào và hiện tượng mạnh ai nấy chạy, phòng nào cũng xuất sắc, chỉ có doanh nghiệp là thua lỗ thôi.
Chúc bạn thành công với kế hoạch của mình!
From Ms. Kim Thủy – softskill
Anonyme writes:
Anonyme writes: