5Res là viết tắt chữ đầu của Recruitment, Rejection, Recognition, Reward, Retention.
Nếu không chú ý làm 5Res thì doanh nghiệp phát triển được khoản 2 năm rồi rơi ngay vào giai đoạn khó khăn, đặc biệt trong thị trường lao động chuyển dịch nhiều và nhanh của thời kỳ suy thoái này. …
1. Recruitment (tuyển dụng): Recruitment có 7 bước thực hiện Defining, Searching, Screening, Interviewing, Selecting, Offering, Orienting.
Defining – bạn cần phải biết rõ hơn ai hết bạn cần ai khi nào cho việc gì (right people right time right job right pay), bao gồm cả demography và geography, luôn cần có bảng mô tả công việc (job description).
Searching – gồm 2 nguồn chính thống (a) nội bộ (thăng chức hoặc thuyên chuyển người từ bộ phận khác qua) và (b) bên ngòai. Cái nào cũng có điều hay và không hay, đặc biệt là tạo luồng gió mới và hoặc phá vỡ kết cấu cũ (group dynamic)
Screening – hồ sơ xin việc gởi về rất nhiều, loại bỏ nhanh nhất là nhìn theo size, cứ tờ nhỏ nhỏ (bản sao CMND) nằm trên tờ to to (bản sao hộ khẩu), trên cùng là tờ nhỡ nhỡ (giấy khám sức khỏe) và cuối cùng là sơ yếu lí lịch in sẵn ngoài sạp báo. Mấy vị trí trung cao thì phải nhớ double check triple check và quartro check.
Interviewing – bao gồm cả formal và informal, đọc cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời, quan sát cách ngồi dáng đi ánh mắt nụ cười, tùy theo vị trí công tác mà chọn người phù hợp. Chỉ riêng phần interviewing là một câu chuyện dài tập về người tuyển và người đi dự tuyển.
Selecting – Offering – Orienting:
Việc tuyển người sai sẽ đem lại hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp. Nó còn để lại những “di chứng” mà việc sửa chữa còn tốn nhiều tâm sức hơn rất nhiều.
2. Rejection (loại bỏ): Một câu hỏi lớn cho Nhân sự là có đủ dũng cảm để bỏ người không, khi nào bỏ, lý do bỏ. Ngoài việc loại bỏ vì lý do cá nhân (objective vs subjective) thì một tổ chức chuyên nghiệp khi loại bỏ người, ngòai yếu tố cắt giảm ngân sách hoặc suy thoái, thì cần chú ý đến yếu tố hiệu năng và hiệu suất.
3. Recognition (nhận biết sự đóng góp): Không hề dựa trên cảm tính hay ước đoán để đánh giá mà có tiêu chí đo lường cụ thể để nhận biết sự đóng góp của nhân viên. Nhận biết đóng góp thường dựa vào KPI (Key Performance Indicator) nhưng cũng phải lưu ý đến cách nhân viên tạo ra kết quả bao gồm cả hữu hình và vô hình.
4. Reward (khen thưởng): tiền, hiện vật, hiện kim, suất đi học, thư cảm ơn, bảo hiểm gia tăng, tài trợ học phí… Có hàng tỉ cách để khen thưởng nhân viên, khen đúng thưởng đủ có giá trị hơn khen lung tung và thưởng linh tinh. Thật tuyệt vời nếu công khai chính sách khen thưởng của công ty.
Những nơi nào tôi làm CEO hoặc quản lý cấp cao, tôi thường bảo bộ phận nhân sự chuẩn bị cho tôi ký một cái thiệp vào ngày giáp tết, gởi về quê quán của nhân viên, ghi rõ người nhận là (tên) Cha Mẹ nhân viên, với nội dung ‘Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc công ty chúng tôi xin trân trọng Cảm ơn ÔngBà đã gởi con vào làm việc cho công ty chúng tôi, con Ông Bà là một nhân viên Tài Năng, Nhiệt Tình, Trung Thực mà công ty chúng tôi may mắn được nhận. Chúng tôi kính chúc Ông Bà và Gia Quyến một năm mới mạnh khỏe và bình an. Ký tên…’
Không chỉ cảm ơn nhân viên mà tôi còn cảm ơn cả Bố Mẹ nhân viên, gọi là ăn quả nhớ kẻ trồng cây, người làm cha làm mẹ nào lại không hạnh phúc khi nhận được tấm thiệp cuối năm như thế, đặc biệt là lao động nhập cư từ khu vực miền Trung và miền Bắc.
5. Retention (giữ người): ngoài chuyện sử dụng quyền lợi vật chất, chăm sóc cả gia đình con cái… nhưng quan trọng là chữ Tâm chữ Tình của cấp trên. Rất ít doanh nghiệp biết rằng nhân viên ra đi vì một trong 3 lý do (a) không hài lòng với công ty, (b) không hài lòng với công việc, và (c) không hài lòng với sếp. Trong đó, (c) là lý do phổ biến nhất. Lưu ý là tại thị trường lao động Việt Nam, nhân viên sống theo cảm tính cảm tình với anh chị sếp trực tiếp. Cho nên có trường hợp dù Ban lãnh đạo cấp cao của công ty hết lòng vì nhân viên nhưng Sếp trực tiếp lại không hoàn toàn hỗ trợ cũng dẫn đến trường hợp nhân viên chán nản và bỏ việc.
Vấn đề nhân sự luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý dù trong hoàn cảnh nào. 5Res trên đây khi áp dụng cần rất nhiều sự tận tâm, tỉnh táo và luôn hướng đến mục tiêu chung của công ty, được như vậy thì trên dưới đồng lòng và xây dựng được một tổ chức vững chắc từ bên trong.
Bài chia sẻ từ Trainer Trần Đình Dũng